Củ Khúc Khắc túi 350gr
- Giao hàng toàn quốc.
- Thanh toán khi nhận hàng.
- Tư vấn miễn phí
Thương hiệu: DaLaMart
Hành trình đi tìm "Cây Trường Thọ" Củ Khúc Khắc - Thổ Phục Linh
Khúc khắc thực chất là tên đồng bào dân tộc Mường gọi cây thổ phục linh. Người dân đi thu hái cây này quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, đào rễ củ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch thái lát mỏng phơi hay sấy khô để dùng dần. Cây khúc khắc mọc hoang khắp các vùng đồi núi, trung du ở nước ta như: Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Ðồng, Bình Thuận… Có thể nói đây cũng là một vị thuốc quý bởi nó không trồng được mà chỉ tự sinh trưởng trên rừng.
Xem thêm
Nơi tìm kiếm là các quả núi khá cheo leo. Các bô lão cho biết, ngày xưa cây khúc khắc mọc hoang khắp nơi nhưng càng ngày càng khan hiếm. Thực vậy, phải mất gần nửa ngày chúng tôi mới tìm thấy loại thảo dược này để đưa về cho các chuyên gia Đông y thẩm định.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Dững, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Lũng Vân cho biết, hầu hết nhà nào trong xã cũng đều lên rừng lấy cây khúc khắc về nấu nước uống thay cho nước chè hoặc nước trắng. Ngỏ ý muốn tìm hiểu rõ về “kỳ dược trường thọ”, ông Dững đồng ý dẫn chúng tôi lên núi “mục sở thị” loại cây này. Cuộc hành trình tìm cây khúc khắc xuất phát từ đầu thôn Chài, xã Lũng Vân. Chúng tôi cùng ông Dững ngược lên triền những ngọn núi sừng sững, quanh năm phủ đầy mây trắng. Có lẽ nhờ uống “kỳ dược trường thọ” nhiều năm, ông Chủ tịch Hội người cao tuổi xã tuy đã hơn 60 tuổi nhưng vẫn leo núi thoăn thoắt, phải khó khăn lắm chúng tôi mới theo kịp.
Vừa leo ông vừa mô tả cho chúng tôi hình dạng loài cây này để nếu nhìn thấy thì thông báo. Theo đó, khúc khắc là loại cây leo, thân già hóa gỗ, không gai, thân to khoảng bằng đốt ngón tay và mềm như thân cây sắn dây, lá hình trái xoan thuôn, gốc hơi hình tim, mọc so le, có tua cuốn dài. Cây ra hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ, quả hình cầu, khi chín màu đỏ, chín hẳn thì màu đen, có 2 - 4 hạt hình trứng. Đây là loại cây sống lâu năm trên núi, dài khoảng 4-5m, thường sống bám vào các cây cối khác hoặc mọc bò trên núi. Đặc điểm rõ ràng là vậy nhưng theo ông Dững thì việc nhận dạng khúc khắc cũng không phải dễ, phải có kinh nghiệm mới nhận biết được chính xác loại cây này. Nếu không tinh mắt, người ta dễ nhầm khúc khắc với những loại cây dây leo khác. Đặc biệt trên núi có nhiều loại cây chứa chất độc, nếu không thẩm định kỹ sẽ rất dễ mang họa vào thân.
Càng lên cao, hành trình tìm kiếm loài kỳ thảo truyền thống của “thung lũng trường thọ” càng vất vả. Những ngọn núi trùng trùng điệp điệp phủ mây trắng xóa và bóng dáng “bặt tăm” của cây khúc khắc như thách thức lòng kiên nhẫn của người tìm kiếm. Đã leo qua mấy ngọn núi nhưng chúng tôi vẫn chưa đạt được mục đích, ai nấy đều khá mệt. Trong lúc giải lao uống nước, ông Dững than thở: “Thuở xưa ông bà đào củ nhưng chừa lại một ít rễ cho nó sinh tồn. Bây giờ người ta thấy củ nó có nhiều tác dụng nên đào hết cả. Thành ra cây khúc khắc ngày càng khan hiếm. Có người dưới xuôi biết tiếng lên hỏi mua nhưng dân bản cũng không có mà bán bởi nó không còn sẵn như xưa nữa”.
Tạm gác câu chuyện về loài cây quý, chúng tôi tiếp tục theo bước chân khỏe khắn của ông Dững sang một ngọn núi khác. Khi sự mệt mỏi đang xâm lấn tất cả thì người dẫn đường dừng lại và thốt lên: “Chúng kia rồi”. Nhìn sang, chúng tôi thấy những bụi dây leo chằng chịt, một số bám vào những cành cây, một số khác thì sà xuống bò dài theo ngọn núi. Ông Dững cẩn thận tiến đến gần rồi hái một lá rồi đưa vào miệng nhai thử và kết luận: “Đúng nó rồi, lá nó mới đầu nhai sẽ thấy hơi chát nhưng một lúc sau sẽ thấy vị ngọt mát”. Công cuộc tìm kiếm thành công, chúng tôi bắt đầu dùng liềm cắt những bụi dây leo rồi bó lại. Cắt hết dây, ông Dững bảo: “Bây giờ mới đến phần quan trọng và khó khăn. Phần rễ cây phát triển thành củ ăn sâu dưới lòng đất mới là phần cho ra thứ nước màu đỏ tươi mát”. Thực vậy, phải đào rất sâu xuống dưới chúng tôi mới nhìn thấy toàn bộ phần rễ khúc khắc. Đó là phần rễ phát triển lâu năm đã to bằng cổ tay, mọc chằng chịt xung quan khu vực mà phần dây vươn lên mọc lan ra. Đào xong, chúng tôi không quên vùi lại một đoạn rễ để loài cây quý này tiếp tục sinh sôi.
Làm chậm quá trình lão hóa
Về tác dụng của cây khúc khắc đối với việc kéo dài tuổi thọ, lương y Nguyễn Huy cho rằng: “Không thể khẳng định người dân “bản trường thọ” sống lâu, sống khỏe nhờ loại cây này bởi chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Tuổi thọ của con người cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: di truyền, điều kiện sinh sống, thức ăn, nước uống, chế độ tập luyện… Tuy nhiên Đông y đã nhận định, nước sắc của cây khúc khắc có tác dụng làm mát gan thận, giải độc cho cơ thể, nhờ vậy mà làm chậm quá trình lão hóa. Đặc biệt, những người có tuổi sử dụng loại cây này sẽ rất tốt bởi nó giúp làm hạn chế và chữa trị các bệnh về tuổi già”.
Về đến nhà, ông Dững liền lấy một ít thân cây khúc khắc xắt ra từng đoạn, một ít củ cắt khúc thái lát rồi rửa thật sạch bỏ vào ấm, sau đó đổ vào khoảng 1 lít nước và nấu. Ngồi chờ khoảng 15 phút, chúng tôi được ông rót cho mỗi người một cốc nước màu đỏ tươi đẹp mắt. Ông Dững cho biết, loại nước này nên uống khi đã nguội sẽ cảm nhận được sự tươi mát hơn. Thật kỳ lạ sau khi uống xong cốc nước này, chúng tôi thấy người hồi tỉnh hẳn sau một buổi leo núi mệt nhọc. “Thông thường, chúng tôi sẽ thay bã một ngày một lần. Trong ngày cứ uống hết lại chế thêm nước vào. Nước đầu uống có hơi chát nhưng nước thứ hai, thứ ba sẽ có ngon hơn và và có vị ngọt mát”, ông Dững cho biết. Phần cây và củ còn lại, ông Dững đem phơi để dành, không quên tặng cho chúng tôi một ít mang về dùng thử. Theo ông Dững thì những củ to còn được người dân nơi đây dùng để ngâm rượu uống chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp…
Sự thật bất ngờ về cây khúc khắc
Trở về Hà Nội, chúng tôi vẫn rất tò mò về tác dụng của loại cây được người dân “bản trường thọ” coi trọng. Bởi không biết nó có thực sự là loại thảo dược mang đến sự trường thọ cho người người dân Lũng Vân hay không, có mang lại tác dụng như sự ca ngợi? Để sáng tỏ những nghi vấn trên, chúng tôi mang số thảo dược được tặng đến nhờ sự tham vấn của lương y Nguyễn Huy. Nhìn loại cây này, lương y Nguyễn Huy không tỏ ra bất ngờ. Ông cho biết: “Đây là một vị thuốc, Đông y gọi là thổ phục linh. Cây này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như khau đâu, dây chắt, dây khum, đồng bào dân tộc Dao gọi là mọt hoi dòi, dân tộc Tày gọi là cẩu ngồ lực...
Khúc khắc thực chất là tên đồng bào dân tộc Mường gọi cây thổ phục linh. Người dân đi thu hái cây này quanh năm, tốt nhất vào mùa hè, đào rễ củ về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch thái lát mỏng phơi hay sấy khô để dùng dần. Cây khúc khắc mọc hoang khắp các vùng đồi núi, trung du ở nước ta như: Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Ðồng, Bình Thuận… Có thể nói đây cũng là một vị thuốc quý bởi nó không trồng được mà chỉ tự sinh trưởng trên rừng.
Lương y Nguyễn Huy cho biết, Đông y thường sử dụng củ cây khúc khắc làm thuốc vì củ của chúng hội tụ nhiều tinh chất tốt cho sức khỏe. “Thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, đi vào quy kinh cam và vị. Chúng có tác dụng đào thải các chất cặn bã và giải độc. Dùng chữa phong thấp, đau khớp xương, lở ngứa ngoài da, ung thũng (ung nhọt sưng đau), giải độc do thủy ngân, chữa tiêu hóa kém… Củ khúc khắc là một vị thuốc được dùng cả trong Đông y và Tây y (Tây y dùng với tên Salsepareille làm thuốc tẩy độc, làm ra mồ hôi, chữa giang mai...).
Cụ thể chúng được dùng để kết hợp với các vị thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau. Các bệnh ung nhọt, hạch độc lở loét do vi trùng giang mai (mai độc) có thể dùng thổ phục linh kết hợp với kim ngân hoa, bồ công anh, rau sam, cam thảo rồi sắc nước uống mỗi ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ miệng lở loét do giang mai di truyền. Thổ phục linh dùng với một số vị thuốc khác để chữa trị chứng nổi hạch hai bên âm hộ. Khi đau nhức, lúc nóng lúc rét dùng thổ phục linh, rễ quít rừng, rễ cây bươm bướm cùng sắc uống sẽ thuyên giảm. Thổ phục linh kết hợp với dây kim ngân (nhẫn đông đằng), ké đầu ngựa sắc nước uống hàng ngày (còn gọi là thảo mộc liệu pháp) có thể chữa viêm da”, lương y Huy cho biết.